google keyword tool,Internet marketing coaching,huong dan kiem tra ten mien
Sau khi bắn chết đồng nghiệp, gã bỏ trốn khỏi địa phương. Vào miền Nam, gã thay tên đồi họ, lấy vợ, sinh con. Gã cứ tưởng rằng vụ án sẽ nằm yên trong dĩ vãng và không ai tìm được Đặng Hữu Tuấn năm xưa. Nào hay, ba mươi năm sau, lực lượng cảnh sát tróc nã tội nhân Công an Quảng Nam đã đưa gã về quy án...
Mâu thuẫn từ việc đi... tiểu bậy!
Gã tên thật là Đặng Hữu Tuấn, sinh năm 1957, quê quán thôn 4, xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Gã và Trịnh Văn Tuấn (SN 1960, quận 3, Đà Nẵng) cùng là công nhân Công ty Quản lý đường sắt Quảng Nam-Đà Nẵng (cũ). Vì chưa có gia đình nên gã sống tại khu tập thể của ga Nông Sơn (xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn), còn Trịnh Văn Tuấn do công việc nay đây mai đó nên hai vợ chồng dựng ngôi nhà tạm gần khu tập thể của ga để ở. Mặc dù cùng tên nhưng gã và Trịnh Văn Tuấn không cùng chí, cùng tâm. Gã làm ở bộ phận đại tu đường sắt, còn Trịnh Văn Tuấn làm ở bộ phận duy tu. tâm tính gã nóng nảy, còn Trịnh Văn Tuấn cũng không phải là người ôn hòa nên trong chuyện trò, hai người không hợp nhau.
Ngày 10/8/1983, nhóm công nhân đường sắt tại ga Nông Sơn tổ chức buổi tiệc nhỏ, trong đó có cả gã và Trịnh Văn Tuấn. Trong lúc đang nhậu, gã buồn đi tiểu. Thay vì có mặt chị em phụ nữ nên giữ ý tứ thì gã cứ... vô tư đứng tiểu trước mắt mọi người. Thấy thế, Trịnh Văn Tuấn bực mình lắm nhưng cũng cố kiềm chế. Khi về đến khu tập thể, Trịnh Văn Tuấn nhắc lại việc gã đi tiểu "bất lịch sự" và bảo "đáng lý ra tao đánh mày lúc ở ngoài quán nhưng sợ mất mặt mày nên tao không đánh", sẵn có hơi men, gã quay sang lớn tiếng chửi thề. Trịnh Văn Tuấn hăm dọa "mi đợi đó, tao sẽ giết mi". Hai bên cãi cọ nhau ầm ĩ cả khu tập thể, có sự chứng kiến của nhiều công nhân. Thế nhưng thay vì khuyên giải hai người thì có một số người lại "đổ thêm dầu vào lửa" để họ đánh nhau, còn có cả người ném đá vào gã.
duyên cớ sự việc thì nhỏ nhưng nỗi tức giận trong lòng gã lại lớn và nóng như lửa đốt. Gã nung nấu ý định giết Trịnh Văn Tuấn cho hả giận. Biết Công ty có một khẩu súng AR15 để tại phòng trực ga Nông Sơn, thế là chiều ngày 15/8/1983, gã đến phòng trực để tìm phương tiện trả thù. Khi thấy gã lấy khẩu súng, biết có sự chẳng lành, một nam công nhân của công ty tên Thịnh đã giằng lấy cây súng ném qua của sổ. Vùng thoát ra khỏi bàn tay níu giữ của đồng nghiệp, gã nhảy qua cửa sổ nhặt lấy cây súng đi tìm "đối thủ".
Cái chết oan từ phát súng 30 năm trước...
Chỉ vài bước chân, gã đã vào ngôi nhà tạm mà anh Trịnh Văn Tuấn đang ở. Lúc đó, anh Tuấn vừa ăn cơm xong và ra ngoài sân ngồi hóng mát. Từ phía sau, gã dùng báng súng bổ mạnh vào đầu anh Tuấn. Bất ngờ bị đánh đau, anh Tuấn quay lại thấy gã thì biết ngay rằng mình đang gặp nguy hiểm. ngay lập tức, anh Tuấn tìm đường tháo chạy. Thấy anh Tuấn chạy, gã liền giương súng bóp cò. Một tiếng nổ vang lên khô khốc, anh Tuấn đổ gục xuống. Mọi người xung quanh chạy đến và đưa anh Tuấn vào bệnh viện cấp cứu nhưng đã không kịp...
Trong nước mắt, chị Nguyễn Thị Thu (SN 1960, quận Thanh Khê, Đà Nẵng), vợ anh Trịnh Văn Tuấn kể, dù đã 30 năm trôi qua nhưng chị vẫn nhớ như in buổi chiều kinh hoàng ấy. Lúc đó chị vừa sinh đứa con đầu lòng được 9 tháng tuổi và đang ở nhà chồng. Vừa nghe bạn của anh Trịnh Văn Tuấn nói "thằng Tuấn nó giết chồng em rồi Thu ơi", mặc cho đứa con nhỏ khóc, chị vội vàng lao ra khỏi nhà chạy đến bệnh viện. Bác sĩ bảo, do bắn với cự ly gần nên viên đạn xoáy trong người, vỡ thành nhiều mảnh làm tổn thương đến nhiều bộ phận tim, phổi... nên không cứu được chồng chị.
Thay tên đổi họ để trốn tróc nã
Sau khi gây án, Đặng Hữu Tuấn bỏ trốn vào Đồng Nai, trú tại ấp 6, xã Lô 25, quận Thống Nhất. Ngày 1/9/1983, Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) phát lệnh tróc nã toàn quốc số 180/LTN đối với Đặng Hữu Tuấn về tội giết người. Thừa biết mình đang bị tróc nã, Đặng Hữu Tuấn đã tạo cho mình một vỏ bọc khá an toàn. Gã đến chính quyền địa phương nơi đây khai báo mất chứng minh nhân dân và xin đăng ký làm lại với tên Đặng Quang Tường, sinh ngày 5/11/1955. Sau một thời gian ngắn, Đặng Hữu Tuấn được chính quyền sở tại cho nhập khẩu. Gã luôn có ý thức không vi phạm pháp luật, bởi một khi đã bị "sờ gáy" thì dĩ vãng khuyết điểm sẽ bị lôi ra ánh sáng. Trong quá trình sống ở Đồng Nai, làm công nhân Nhà máy thủy điện Trị An và TP Hồ Chí Minh sau này, gã một thể hiện là một công dân tốt, hiền hậu, không mâu thuẫn, cộc với ai. Cũng chính cho nên, không ai nghi ngờ Đặng Quang Tường đã từng cầm súng giết người và đang có lệnh tróc nã.
Thời gian đầu vào Đồng Nai, gã cũng được nhiều cô gái yêu thích. Tuy nhiên, gã vẫn một lòng với cô N.T.N mà gã đã thương từ ngày sống ở quê nhà. Sau khi thay tên, đổi họ và tạo dựng được cuộc sống an toàn, gã liên lạc với N và bảo bồ vào sống với mình. Dù biết gã mang trọng tội, dù biết sống với gã cũng như ngồi trên đống lửa nhưng vì mối tình quá sâu nặng, N đã rời bỏ gia đình vào sống với gã.
Với bản tính của người miền Trung cần cù, chăm chỉ và hà tiện, chẳng bao lâu vợ chồng gã tạo dựng được cơ ngơi đàng hoàng. Họ cũng sinh được 2 người con xinh xắn, ngoan ngoãn. Nhiều người khen số gã may mắn và chẳng có gì phải ước ao thêm nữa. Nhưng trong lòng gã vẫn thầm ước, giá không có tiếng súng năm xưa. Phải, nếu không vì nóng nảy, bồng bột và cạn nghĩ thì gã không gây nên cái chết cho đồng nghiệp. Cũng bởi tội ác chính mình gây ra mà gã phải sống cuộc đời không phải là gã. Mỗi khi ai hỏi gã quê ở đâu, mỗi khi các con hỏi về ông bà nội, ngoại, gã đau nhói trong lòng và cố tìm cách lờ đi. Gã nhớ cha mẹ lắm. Đau đớn nhất là lúc cha mẹ mất gã cũng không thể về để chịu tang. Cũng có lúc gã muốn đầu thú để khỏi phải sống chui, sống nhủi, khỏi phải lo sợ. Nhưng rồi gã lại không có anh dũng. Bởi giết người sẽ đền tội. Nghĩ đến khám xét và pháp trường, gã lại đấu chọn cuộc sống của Đặng Quang Tường chứ không phải là Đăng Hữu Tuấn.
Sống ở Đồng Nai một thời gian vợ chồng Đặng Hữu Tuấn bàn tính chuyển về TPHCM. Vì nơi này vừa dễ làm ăn, vừa an toàn hơn do đất chật, người đông, dân tứ phương định cư nhiều nên khó ai phát hiện ra chân tướng của gã. Năm 1992, vợ chồng gã chuyển lên sinh sống tại 29/29/7, đường Đất Thánh, phường 6, quận Tân Bình. Với một số nguyên nhỏ, vợ chồng gã mở quán bán cà phê. Ngày tháng trôi qua, hai con của gã cũng lần lượt vào Đại học. Hơn nửa tháng trước, vợ chồng gã còn bàn nhau việc mua sắm để đón Tết Quý Tỵ. Gã có ngờ đầu năm nay gã lại đón Tết phía sau song sắt...
Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát!
Đầu năm 2012, Phòng Cảnh sát tróc nã tội nhân Công an tỉnh Quảng Nam đấu lên kế hoạch "tróc nã" Đặng Hữu Tuấn. Các trinh sát kể, việc tìm ra Đặng Hữu Tuấn là cả một quá trình khó khăn. Vì đã 30 năm trôi qua, hình dáng con người sẽ thay đổi. Hơn nữa, những kẻ bị tróc nã thường thay tên, đổi họ và lánh nạn ở những nơi không có người thân thích để tránh sự truy tìm của cơ quan Công an. Đặng Quang Tường - kẻ bị tình nghi không hề giống tấm ảnh của Đặng Hữu Tuấn mà các anh mang theo, lại là người có hộ khẩu hợp pháp ở Đồng Nai. Tuy nhiên, với bề dày kinh nghiệm và sự thông minh, kiên trì, các trinh sát đã xác định được rằng, Đặng Quang Tường chính là Đặng Hữu Tuấn đã gây án 30 năm trước tại xã Điện Thọ. 16 giờ ngày 16/1/2013, khi các trinh sát cùng Công an địa phương vào nhà hỏi đúng tên mình bằng giọng Quảng, Đặng Hữu Tuấn toát cả mồ hôi. Biết rằng vải thưa không che được mắt thánh, Đặng Hữu Tuấn đã thành khẩn nhận tội. Ngày 19/1/2013, Đặng Hữu Tuấn được di lý về Quảng Nam và giao cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội tiếp tục các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.
Chúng tôi đến nhà chị Nguyễn Thị Thu lúc chị đang sửa soạn nhà của để đón Tết Quý Ty. Trịnh Văn Phúc, con trai anh Tuấn và chị Thu đến nay đã 30 tuổi, vừa có gia đình. Nhắc đến chồng, chị Thu không khỏi xót xa. Chồng chị mất năm chị mới 23 tuổi, dù sau đó có nhiều người ngỏ lời nhưng chị vẫn thủ tiết, thờ chồng và nuôi con đến bây giờ. Năm 2010 chị được Công ty cho nghỉ hưởng chế độ hưu trí. Trong 30 năm qua, vừa làm mẹ vừa làm cha, chị đã nếm biết bao khổ cực. Chị kể, khi biết tin Công an Quảng Nam đã bắt được kẻ giết chồng chị, cả đêm chị không ngủ. Cuối cùng, pháp luật đã đưa tên thủ ác ra ánh sáng, hương hồn của chồng chị cũng được an ủi nơi chín suối...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét